Giai thoại cuộc sống – Phần 1

Giai thoại cuộc sống – Cuộc sống của chúng ta là dòng chảy của những câu chuyện. Câu chuyện là cách con người lưu lại dấu ấn, sự trải nghiệm của mình để chia sẻ, truyền lại cho người khác. Trong số hàng triệu những câu chuyện mỗi ngày được tích tụ qua lịch sử phát triển của loài người, hiện ra những giai thoại rất lý thú, gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng, những phát minh vĩ đại hay những quyết định mang tầm thế kỷ.

Ý tưởng xuất hiện bất ngờ

Ý tưởng bất ngờ

Năm 1879, nến là sản phẩm bán chạy nhất của Công ty Procter and Gamble. Cũng trong năm đó, Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thị trường bán nên sụp đổ và các công ty gặp khó khăn trong việc bán ra sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, số phận đã mình cười với họ. Tại một nhà máy ở Cincinatti, một nhân viên hay quên khi đi ăn trưa đã quên không tắt máy làm nết. Khi trở về, ông đã thấy một khối lượng bọt chứa đầy không khí bong bóng. Thay vì gạt bỏ chúng ra khỏi máy, ông đã quyết định biến chúng thành xà phòng. Và hết sức ngạc nhiên, ông phát hiện ra loại xà phòng đó nổi trên mặt nước. Vào thời điểm đó, nhiều người vẫn tắm ở dòng sông Ohio.

Ý tưởng về một bánh xà phòng nổi trên mặt nước và không bị thất lạc vẫn luôn được tìm kiếm và nghiên cứu, xà phòng Ivory đã được phát minh và trở thành sản phẩm bán chạy nhất của hãng Procter and Gamble trong suốt nhiều năm trời.

Bài học rút ra: Đổi mới là kết quả của sự nắm bắt cơ hội và nhu cầu của khách hàng.

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn sẽ thành công

Vào một ngày đẹp trời, hai con Ếch cùng nhảy vào một thùng đựng sữa trong một trang trại. Khát nước, cả hai đều nhảy vào và uống phần của chúng. Khi đã no nê, chúng địng mò ra một lối thoát. Tuy nhiên, các cạnh của thùng đựng quá mịn và trơn trượt khi chúng không thể ra được.

Sau khi đã vùng vẫy một lúc mà không có kết quả., cả hai đều kiệt sức. “Cố lên” con Ếch trẻ động viên, “phải có một lối ra”.

“Không” con Ếch lớn tuổi trả lời. “Không có gì thay đổi cả. Vận của chúng ta đã đến”. Và nó từ từ chìm xuống đáy của thùng sữa và chết đuối.

Con Ếch trẻ không tin vào điều đó. Nó nhảy và nhảy trong hàng giờ liên tục cho đến khi đột nhiên nó nhảy được ra ngoài. Khi nhìn này để tìm hiểu điều gì đã giúp nó thoát ra, nó thấy rằng, với nhưng cú đạp để nhảy của mình, sữa đã biến thành bơ.

Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn mà từ bỏ thì không bao giờ đạt được điều gì cả.

Đức Phật và con Sóc

Kiên trì sẽ thành công

Đực phật khi còn đang đi trên con đường tu hành rất dài trong một quãng thời gian rất dài mà không thu được kết quả gì. Chán nản, ông quyết định về nhà. Trên đường về, ông đi ngang qua một con Sóc đang ngâm đuôi nó vào trong một hồ nước và cho đuôi lên vẫy trên mặt đất.

  • Đức Phật nói: “Chú Sóc bé nhỏ. Chú đang làm gì thế?”
  • Chú Sóc trả lời: “Tôi đang làm cạn cái hồ này”.
  • Đức Phật: “Nhưng ngươi không bao giờ có thể làm được điều đó. Dù có nhúng cái đuôi của mình vào hồ cả triệu lần. Lượng nước còn lại vẫn gần ngang bằng với lượng nước có trong hồ trước đây”.
  • Chú Sóc nói: “Đúng vậy, và tôi sẽ kiên trì làm như vậy”.

Đức Phật rút ra được bài học để tiếp tục cong đường tu hành chính quả của mình.

Bài học rút ra: Chúng ta cần phải kiên trì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Hòa đồng với những con người lạc quan

Hòa đồng và Lạc quan

Allan Pease (Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể) nhớ về một trong nhưng đồng nghiệp của mình là Alan Garner, lúc đó đang điều hành một cuộc hội thảo về truyền thông. Trong bữa ăn trưa, một học sinh của Alan luôn luôn tìm hết lý do này tới lý do khác để than phiền. Anh ta phàn nàn về trời mưa, về đội bóng anh ta đang chơi, về việc anh ta bị người vợ cũ đối xử tệ, anh ta cứ phàn nàn mãi như thế. Alan quyết định rằng ông sẽ bỏ qua mọi lời nói tiêu cực.

Trong những lúc anh kia nói thì ông chỉ nhìn đi nơi khác, chăm chú vào bữa trưa của mình hoặc đọc báo. Tuy nhiên khi anh học sinh này đưa ra những nhận xét tích cực, khuôn mặt của Alan sáng lên. Và ông tham gia vào cuộc trò chuyện bình thường một cách vui vẻ. Sau khi áp dụng nguyên tắc này trong một thời gian, người sinh viên này đã bắt đầu giao tiếp một cách tự nhiên với Alan. Trước khi tìm lại sự lạc quan với tất cả mọi người xung quanh.

Bài học rút ra: Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự công nhận để hình thành cách bạn muốn người khác cư xử với mình.

Món quà của trí khôn

Món quà của trí khôn

John Wanamaker nổi tiếng là Ông Vua Dịch vụ bán lẻ. Một ngày nọ, trong khi đi bộ qua cửa hàng của ông ở Philadelphia. Ông nhận thấy một khách hàng đang đợi để được phục vụ. Không một ai mảy may chú ý đến cô ấy.

Nhìn xung quanh, ông thấy nhân viên bán hàng của mình túm tụm cười đùa, nói chuyện với nhau. Không nói một lời, ông lặng lẽ đi ra phía sau quầy và chờ đợi khách hàng của mình. Sau đó, ông lặng lẽ đưa gói đồ cho nhân viên bán hàng để bọc lại rồi đi tiếp.

Sau đó, Wanamaker dẫn ra một lời nói. – “Cách đây ba mươi năm tôi đã học được rằng. Mắng mỏ không phải là biện pháp tốt để dạy bảo nhân viên của mình. Tôi đã có đủ rắc rồi để khắc phục những hạn chế của mình mà không quan tâm tới một thực tế. Chúa đã không phân phối đồng đều món quà của trí khôn”.

Bài học rút ra: Đừng nên chỉ trích người khác khi họ không làm được việc. Thay vào đó dạy bằng ví dụ.