Có một tối nọ, khoảng tầm 1 giờ sáng, một người bạn gửi tin nhắn cho tôi rằng: “Mày cảm thấy hai người đều có EQ và IQ như nhau mà yêu đương thì tốt hay xấu?”.
Tôi hơi bất ngờ và hỏi lại rõ ràng hơn: “Là cao hay thấp?”. Cô ấy nói là EQ và IQ đều cao.
Nghĩ một hồi lâu, tôi không trực tiếp trả lời cho cô ấy là tốt hay xấu, mà chỉ nói rằng: “Cần phải xem nhân phẩm!”.
Sự hiểu lầm về EQ
Hẳn bạn cũng biết, hiện nay có rất nhiều tội phạm có chỉ số thông minh cực cao. IQ cao đương nhiên không phải chuyện xấu, nhưng nó như con dao 2 lưỡi, phụ thuộc vào cách bạn sử dụng ở đâu và như thế nào. Lúc này, nhân phẩm phát huy tác dụng để quyết định người được cho có IQ cao kia là tốt hay xấu.
Còn lại là EQ! Thuật ngữ này đã không còn quá xa lạ ở thời nay. Bằng chứng là nó đã trở thành một trong những yêu cầu cho việc tuyển chọn nhân lực ở một số công ty lớn. Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai một vấn đề. Đó là thường quy chụp EQ cao và giá trị cảm xúc lại với nhau.
Một người có thể tạo ra giá trị cảm xúc ổn định, và khiến người khác cảm thấy vui vẻ. Nhưng cũng không thể khẳng định trình độ EQ của người này là cao hay thấp, chỉ có thể chắc chắn rằng IQ của họ không thấp. Để có thể nắm bắt được điểm kích thích cảm xúc vui vẻ của đối phương, người này phải sở hữu phản ứng linh hoạt và khả năng nắm bắt vấn đề cực nhạy. Còn EQ chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trạng thái khi cảm xúc xuất hiện.
Trong thời đại thông tin ngày nay, trên mạng xuất hiện rất nhiều bài viết về cách “chữa lành” tâm hồn, sử dụng các từ như tự tin, biết yêu thương bản thân, tin tưởng chính mình… Những điều này đương nhiên chẳng có gì sai, chỉ là có người sẽ hiểu không đúng. Tôi xếp tất cả các từ động viên bản thân này vào chung nhóm ý thức về cái tôi độc lập.
Thế nào là ý thức về cái tôi độc lập?
Chính là hiểu rõ bản thân có gì và muốn gì, biết mình có thể mang lại điều gì cho người khác. Đồng thời tự tin, thay đổi những gì bản thân có thể thay đổi, chấp nhận những gì mình không thể đổi thay.
Vậy vì sao phải tin tưởng chính mình?
Vì chỉ khi tin tưởng vào bản thân, chúng ta mới có thể phát huy tiềm lực lớn nhất, không bị áp lực đè nặng trong nhiều môi trường khác nhau, từ đó thể hiện và hoàn thiện ưu thế của mình.
Còn EQ cao có thể giải quyết vấn đề: EQ cao biến phần cảm xúc không thể kiểm soát thành có thể kiểm soát, từ đó nâng cao năng lực thấu hiểu người khác và đối nhân xử thế.
Vấn đề trên tuy dễ hiểu nhưng bị nhiều người bỏ qua. Vì chúng ta luôn quen với việc bị kết quả điều hướng tư tưởng và cảm xúc, cho rằng EQ cao chỉ đơn thuần giúp bản thân dễ dàng thấu hiểu người khác.
Thực thế không phải như vậy! Điều mà EQ cao có thể giải quyết đầu tiên chính là khống chế phần cảm xúc bị mất kiểm soát. Khi khâu này hoàn thành, tiếp theo mới đến bước xử lý các mối quan hệ giữa người với người.
Chúng ta có thể nói người giỏi ứng biến trong giao tiếp thường sở hữu EQ cao, nhưng không thể khẳng định người có EQ cao đều giỏi trong giao tiếp và đối nhân xử thế.
Tiền đề của EQ cao
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta đều muốn đôi bên qua lại chân thành với nhau. Nhưng tôi chân thành, không đồng nghĩa với việc người khác cũng thành tâm đối xử với tôi. Vì vậy học cách bảo vệ bản thân không lúc nào là thừa. Thậm chí còn đeo lên vài bộ mặt nạ để thích ứng với nhiều hoàn cảnh, nhiều con người khác nhau.
Thế nhưng không ít người trốn tránh, không dám đối mặt sự thật này. Người sở hữu EQ cao có thể làm được, điều chỉnh cảm xúc, đối mặt với khó khăn trùng trùng.
Bên cạnh đó, chúng ta chỉ biết nhìn thấy những điểm mạnh của người có EQ cao, vì họ đã xử lý nhiều cảm xúc tiêu cực để bạn chỉ cảm nhận mặt tốt của họ. Do vậy, ai ai cũng muốn bản thân trở thành người có EQ cao.
Trở lại với câu hỏi của cô bạn, một người có EQ cao, nếu nhân phẩm không tốt thì phải nhận kết quả gì? Đường nhiên chẳng thể tốt đẹp được rồi!
Sau này, tôi trả lời với cô ấy rằng: Thật ra, những người ưu tú mà chúng ta nhận ra xung quanh có lẽ không phải vì họ tài giỏi thật sự, mà là bản thân mình quá kém cỏi nên mới thấy người khác xuất chúng.
Hai người cùng sở hữu EQ và IQ cao yêu đương với nhau có vấn đề gì không?
Câu trả lời là có và không. Có, nếu như cả hai bất đồng quan điểm. Không, nếu cả hai đều vô cùng hòa hợp. Chung quy họ đều là những con người bình thường, đương nhiên sẽ xảy ra mâu thuẫn không thể tránh được. EQ và IQ ở đây không phải là vấn đề, mà mấu chốt chính là cách làm người và nội tâm bên trong.
Nếu hỏi tôi, EQ cao thật sự là như thế nào? Không phải sở hữu kỹ năng cao siêu đến đâu, cũng không phải đối nhân xử thế tài tình thế nào. Mà bản thiện bên trong mỗi người mới là tiền đề của EQ cao.
(Nguồn: Zhihu)
Kỳ vọng của tôi là đem lại "Trải nghiệm không giới hạn" cho khách đến thăm Website.