Suy nghĩ tích cực và 11 thói quen để sống tích cực

Suy nghĩ tích cực nghĩa là bạn tiếp cận sự không hài lòng theo cách tích cực và hiệu quả hơn. Bạn nghĩ rằng điều tốt nhất sẽ xảy ra, không phải điều tồi tệ nhất. Lối sống tích cực là cho dù có bất kỳ điều khó khăn xảy đến với cuộc sống thì con người vẫn đều luôn có cái nhìn lạc quan, luôn nhìn nhận và tìm kiếm mặt tốt từ chính vấn đề ấy. Rèn luyện những thói quen tốt và hiệu quả sẽ giúp bạn có cuộc sống tích cực và tươi sáng hơn. Sau đây là 11 thói quen thông minh giúp bạn sống tích cực mỗi ngày.

1. Tìm thái độ tích cực trong một tình huống khó khăn

Một trong những điều đơn giản nhất nhưng có hiệu quả nhất để xây dựng một cái nhìn tích cực hơn mà chúng ta nên thực hiện đó là hãy suy nghĩ tích cực thường xuyên nhất có thể.

Khi chúng ta trong một tình huống khó khăn – có thể là chúng ta phạm lỗi, chúng ta thất bại hoặc vấp ngã theo một cách nào đó – thì chúng ta sẽ tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

  • Một điều tích cực hoặc tốt về vấn đề này là gì?
  • Cơ hội trong tình huống này của chúng ta có thể là gì?

Điều đó tốt hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã làm trong những tình huống tương tự. Khi nghĩ lại, chúng ta luôn tự vấn rằng ta đã cuốn vào câu chuyện đó nhiều đến mức nào; và câu chuyện còn trở nên tồi tệ đến mức nào cho đến tận hôm nay.

Chúng ta dùng những câu hỏi này nhưng không phải lúc nào cũng hỏi ngay lập tức. Thường thì chúng ta cần một chút thời gian để nghĩ về những cảm xúc phát sinh trước khi chúng ta hành động. Cố gắng ép bản thân suy nghĩ tích cực khi bạn vẫn còn đang trong trạng thái hỗn loạn hoặc hơi sốc thường không mang lại kết quả.

Suy nghĩ tích cực và 11 thói quen để sống tích cực

Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

2. Học hỏi và sống trong một môi trường tích cực

Những người mà bạn dành thời gian cùng họ và những thứ bạn tiếp cận từ xa như Tivi, internet hay tạp chí sẽ có một ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận của bạn.

Để có thể sống tích cực và phát triển những suy nghĩ tích cực thì điều cần thiết nhất là nên ở gần những thứ tiếp sức và nâng đỡ bạn thay vì những thứ kéo bạn đi xuống.

Vậy hãy cẩn thận lựa chọn điều gì là đúng.

Bạn có thể hỏi bản thân, ví dụ như:

  • 3 người xấu nhất mà chúng ta đã từng chơi là ai?
  • 3 nguồn thông tin nào tiêu cực nhất mà chúng ta đã từng xem hay đọc là gì?

Hãy tự trả lời rồi nghĩ xem làm thế nào mà bạn có thể dành ít thời gian hơn cho một trong những thứ tiêu khiển đó trong tuần này.

Và làm thế nào bạn có thể thoải mái dành nhiều thời gian hơn cho những điều tích cực và những người tốt trong cuộc sống của bạn.

3. Hãy bước chậm

Chúng ta nhận thấy rằng khi chúng ta đi quá nhanh, khi chúng ta cố để nghĩ, nói, ăn quá vội vã thì mọi thứ lại không tốt lắm.

Gia tăng sự căng thẳng. Suy nghĩ nhiều về một thứ gì đó tiêu cực và chúng ta cảm giác năng lượng của chúng ta bị giảm đi.

Nhưng nếu chúng ta chậm lại chỉ một phút- kể cả khi chúng ta phải ép mình bằng cách chạy bộ, tán gẫu hay ăn chậm hơn- thì tâm lý và cơ thể chúng ta cũng sẽ bình tĩnh hơn. Và khi đó, rất dễ dàng để bạn suy nghĩ tích cực và thấu đáo về mọi thứ, cũng như trở lại với thái độ mang tính chất lạc quan và xây dựng hơn.

4. Đừng cố dồn nén những trở ngại tầm thường

Thực ra rất dễ để bi quan, đặc biệt là khi bạn bị stress hay là khi làm mọi thứ quá vội. Những suy nghĩ tích cực dễ bị lấp đầy bởi những điều tiêu cực.

Và những trở ngại có thể trở thành một cái núi to đùng và đáng sợ trong tâm trí bạn.

Một cách với 3 bước đơn giản có thể giải quyết được những tình huống này:

  • Nói không: Trong đầu bạn, hãy hô lên “DỪNG LẠI!” hoặc “KHÔNG”, chúng ta sẽ không lặp lại điều đó!” cho tới khi những suy nghĩ này bắt đầu ghim chặt vào đầu bạn.
  • Thở: Sau khi bạn phá tung cái suy nghĩ bằng việc hét lên trong đầu, hãy ngồi xuống và giữ tư thế. Thở bằng bụng và tập trung vào hơi thở bên trong và bên ngoài trong 1 hoặc 2 phút để ổn định đầu óc và cơ thể bạn.
  • Tập trung lại: Hãy tự vấn cái núi suy nghĩ của bạn bằng việc nói chuyện với ai đó gần gũi với bạn và dựa vào tình huống mà lựa chọn lời khuyên. Hoặc đơn giản nhất là hỏi chính mình về điều đó.

5. Sống tích cực – đừng để những nỗi sợ hãi mơ hồ lấn át bạn

Đôi lúc bạn muốn có một cơ hội trong cuộc sống. Bắt đầu một thói quen mới mà bạn cảm thấy khác biệt; một công việc mới hay là mời ai đó cho lần hẹn hò đầu tiên.

Chúng ta biết. Chúng ta đã gặp phải tình huống đó nhiều lần.

Vậy nên chúng ta đã học cách để hỏi bản thân điều này: thật sự, điều gì là xấu nhất có thể xảy ra?

Chúng ta dành vài năm để khám phá ra rằng cái điều xấu nhất có thể thực tế xảy ra là thường không đáng sợ như cơn ác mộng mà đầu óc chúng ta tự nghĩ ra.

Giải đáp một cách rõ ràng theo cách này không tốn nhiều thời gian hay là nỗ lực; và nó có thể giúp bạn tránh được nhiều điều làm khổ tâm trí. Và giúp bạn tiếp tục, bước ra ngoài cuộc sống tự do và nắm lấy cơ hội.

Suy nghĩ tích cực và 11 thói quen để sống tích cực

6. Hãy thêm những giá trị và những điều tốt đẹp vào cuộc sống của một ai đó

Nếu bạn cho đi thứ gì đó thì sẽ nhận lại được từ thế giới và những người xung quanh.

Không hẳn là từ tất cả mọi người. Và cũng không phải lúc nào cũng vậy.

Nhưng những gì bạn gửi đi sẽ có một sự ảnh hưởng lớn.

Cách mà bạn cho đi và đối xử với họ như thế nào sẽ là những gì bạn nhận lại. Và cách mà bạn đối xử với người khác hay là bạn nghĩ về họ như nào cũng sẽ có một ảnh hưởng lớn đến việc bạn tự đối xử và nghĩ về mình như nào.

Vì vậy hãy cho đi những giá trị và ban tặng những điều tích cực, ví dụ:

  • Giúp đỡ. Đỡ người khác một tay khi họ đang mang đồ. Cho một người bạn quá giang qua đường.
  • Lắng nghe. Đôi khi có người họ không muốn một sự giúp đỡ trực tiếp. Họ chỉ muốn ai đó ở đó để chú tâm lắng nghe những vấn đề họ gặp phải.
  • Thúc đẩy tinh thần. Hãy cười. Hãy ôm ai đó khi họ thực sự cần. Chơi một bài nhạc hay khi đi chơi cùng bạn bè hoặc đề nghị một bộ phim thú vị cho buổi tối. Hoặc là động viên khi ai đó có một ngày khá tồi tệ hay đang trải qua thời kì khủng hoảng.
Suy nghĩ tích cực và 11 thói quen để sống tích cực

7. Sống tích cực – tập thể dục đều đặn, ăn ngủ hợp lý

Điều này tất nhiên là cần thiết.

Như chúng ta biết, giấc ngủ hoặc cường độ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta.

Và chúng ta cũng biết, chúng ta sẽ không thể tập trung suy nghĩ được với cái bụng trống rỗng.

Vậy nên chúng ta hãy cẩn thận với những thói quen đơn giản này mặc dù có thể nó nghe khá quen. Nhưng chúng có một ảnh hưởng lớn như nào cũng tùy vào cách bạn quản lý chúng ra sao.

8. Học cách phê bình người khác theo hướng lành mạnh

Một trong những điều đáng sợ phổ biến là cảm giác sợ sự phê phán.

Chúng ta thường dùng bốn bước sau để nhận những lời phê bình. Có thể chúng sẽ giúp bạn thì sao:

  • Bước 1: Đừng trả lời lại ngay. Khi bạn tức giận hay buồn thì hãy chờ thời gian để bình tĩnh một chút trước khi trả lời. Hãy làm ít nhất là một nhịp thở hoặc thời gian để soạn tin nhắn trước khi bạn trả lời.
  • Bước 2: Nghiêm túc lắng nghe những lời phê phán. Hãy cố gắng mở lòng và suy nghĩ xem cái tin nhắn đó có thể giúp bạn như thế nào. Hỏi lòng mình: Điều gì trong này mà chúng ta có thể học được? Có điều gì ở đây mà chúng ta không muốn nghe nhưng lại giúp chúng ta không?
  • Bước 3: Hãy nhớ rằng lời phê phán không chỉ là về bạn. Đôi lúc phê phán lại rất hữu ích. Có lúc chúng chỉ đơn giản là ai đó cáu gắt vì họ đang có một ngày buồn hoặc công việc không thuận. Để giảm bớt ác ý của những lời như vậy- việc nổi giận hoặc quá chú ý đến nó sẽ là một việc không thông suốt. Chúng ta tự nhủ rằng người này chắc là đang không thoải mái lúc này.
  • Bước 4: Trả lời lại hoặc mặc kệ. Không quan trọng bạn có bao nhiêu nội dung, ví dụ trong email, chúng ta cố để giữ ở mức độ mở lòng và quan tâm. Chúng ta có thể hỏi thêm một vài câu hỏi để nhận được những điều tốt hơn, cụ thể hơn. Và nếu họ không trả lời nữa hoặc chúng ta đơn giản là vô tình động chạm lại họ thì nên dừng lại câu chuyện và để thời gian trôi.

9. Nếu ai đó vẫn muốn chọc ngoáy bạn thì bạn biết phải làm gì rồi đấy

Nhiều khi ai đó vẫn muốn chọc gậy bánh xe và làm bạn tổn thương. Mặc dù bạn đã sử dụng những công cụ bên trên rồi.

2 điều đã giúp chúng ta vượt qua nó:

  • Kệ nó đi.  Hãy tâm sự câu chuyện với ai đó thật gần gũi với bạn. Câu chuyện sẽ được sáng tỏ, điều này sẽ giúp ích cho bạn đấy. Và để tìm một quan điểm lành mạnh hơn trong tình huống như này.
  • Tăng cường lập trường của bạnVới một lập trường vững thì mọi thứ chỉ có ảnh hưởng nhẹ;và chúng cũng chẳng đủ làm một ngày của chúng ta chùn lại nữa. Điều tiêu cực từ những người khác lại làm chúng ta nhảy xa hơn nữa.

10. Hãy bắt đầu một ngày mới thật tích cực

Bạn khởi động ngày mới như nào thường sẽ ảnh hưởng cực lớn đến phần còn lại trong ngày.

Vậy nên hãy cẩn thận về việc bạn sử dụng buổi sáng của mình như nào. Nếu bạn khởi động hết tốc độ, sẽ mất nhiều năng lượng vào cuối ngày; khi đó căng thẳng, việc nhận thức cũng sẽ mất dần trong đời sống của bạn. Cùng với đó thì những suy nghĩ tiêu cực cũng tìm đến rất nhanh.

Nếu bạn trong hoàn cảnh bắt đầu ngày mới khá chậm. Việc có một câu chuyện vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, dành thời gian để đọc sách hoặc lắng nghe những thứ đầy cảm hứng trong bữa sáng; sẽ có một sự khác biệt rất lớn trong việc cả ngày của bạn sẽ trôi đi như nào.

Suy nghĩ tích cực và 11 thói quen để sống tích cực

11. Sống tích cực – đừng quan niệm sống qua ngày

Khi bạn dùng thời gian trong thời điểm hiện tại thì nó sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Hãy tiếp cận với cảm xúc tích cực và về việc bạn có thể làm gì cho cuộc sống hiện tại.

Khi bạn bị mất phương hướng về quá khứ hoặc tương lai; giống như rất nhiều người dành quá nhiêu thời gian cho việc lo lắng cho những thứ đơn giản. Những thất bại cũng như lỗi lầm trong quá khứ sẽ lại trở lại để dìm bạn xuống bi quan.

Một cách đơn giản khác để quay trở lại tập trung đó là chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh bạn trong một vài phút với tất cả tinh thần. Hãy nhìn nó. Nghe nó. Cảm nhận vị của nó. Cảm nhận ánh ban mai, mưa chiều hoặc những cơn gió mát trên làn da bạn.

Điều này có thể thoạt nghe giống như là một điều rất nhỏ hoặc chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng đơn giản là quay lại kết nối với cuộc sống, với giây phút hiện tại thực sự mang đến một ảnh hưởng rất tích cực với khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Hãy áp dụng những phương pháp này để cảm thấy bản thân mình dần suy nghĩ tích cực, sống có ích và lành mạnh hơn theo thời gian.