Phê bình để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

Việc phê bình trẻ có vẻ như là một việc rất nhỏ vì nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở nhà, ở lớp nhưng thực tế lại không hề nhỏ chút nào bởi vì nó xảy ra thường xuyên như vậy nên bố mẹ hay thầy cô không hiểu tâm lý trẻ, làm sai phương pháp sẽ làm trẻ ấm ức, lâu dần tích tụ lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sau này. Vậy làm sao để chúng ta có thể phê bình trẻ để chúng vui vẻ, thoái mái tiếp nhận mà không bị gây ra  phản ứng ngược? Dưới đây là một số cách phê bình trẻ mà bạn có thể áp dụng nhằm tránh những tác động tiêu cực tới lòng tự trọng của trẻ.

Có thể bạn quan tâm : Áp Lực Từ Bạn Bè Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Tâm Lý?

4 lỗi cha mẹ thường gặp khi phê bình con 

Tất cả các bậc phụ huynh đều muốn con cái lớn lên cảm thấy tự tin về bản thân và năng lực của chúng. Tuy nhiên, nhiều người vì chính điều này mà lo sợ, không dám kỉ luật con trẻ vì sợ làm chúng trở nên bất an. Thực tế thì việc điều chỉnh hành vi xấu của con là vô cùng quan trọng. Cách tốt nhất để bạn có thể làm điều này là “phê bình nhẹ nhàng”, vừa không làm hủy hoại lòng tự trọng của con, vừa có thể cho con hiểu thế nào là đúng – sai.

1. Thái độ không nghiêm túc

Nếu đã phê bình con đến nửa ngày trời mà bé vẫn có thái độ như chưa có chuyện gì xảy ra thì trước hết bạn hãy khoan tức giận mà thay vào đó nên tự nghĩ lại xem thái độ của mình khi phê bình con, trách mắng con có đúng hay không, có gây ấn tượng cho bé không?

Nếu như từ đầu đến cuối bạn chỉ tập trung vào việc mắng con thì sẽ khiến bé buồn chán, trong lòng thầm nghĩ “Lại nữa rồi” nhưng không hề quan tâm đến lời nói của bạn.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi trách mắng hay phê bình con, thái độ cần nghiêm túc, đúng mực và không nên tỏ ra “nộ khí xung thiên”. Điều cần quan tâm là thời điểm, phương pháp và thái độ của bạn khi phê bình bé.

Khi bé làm việc gì sai, bạn có thể để con ngồi xuống rồi bình tĩnh trò chuyện với bé. Việc trò chuyện này không chỉ dùng ngôn từ mà còn thông qua sắc mặt, ngữ điệu, ánh mắt… để bé cảm nhận được thái độ nghiêm túc của bạn, từ đó hiểu được mức độ sai của mình.

2. Nhanh chóng mềm lòng

Sau khi bị cha mẹ phê bình, bé thường nước mắt ngắn dài trông vừa tội nghiệp vừa đáng yêu. Vì thế, người lớn thường cảm thấy mắng như vậy đủ rồi, thậm chí còn hơi quá lời nên thường không mắng con nữa mà ôm bé vào lòng vỗ về, có người còn xin lỗi con.

Làm như vậy không hề có lợi trong việc giáo dục con cái bởi trước hết bé sẽ không nhận thức được lỗi của mình gây ra, thứ nữa là dần dần bé sẽ nhận ra cách “điều trị” bố mẹ cho nên những lần trách mắng con sau này hầu như không có tác dụng. Nguy hiểm hơn là bé có thể nghi ngờ bố mẹ “làm quá” mọi chuyện.

3. Chỉ dọa suông

Khi con không nghe lời, nhiều người thường đưa ra hình thức để dọa con, như: không cho ăn cơm, không cho đi chơi, đem cho nhà hàng xóm nuôi… Nhưng tất nhiên chẳng ai biến những lời dọa nạt đó thành hiện thực.

Một vài lần đầu có thể bé sẽ sợ mà vâng lời bạn nhưng khi thấy không có hình phạt nào được thực hiện, bé sẽ bị “nhờn thuốc” và không coi trọng lời nói của cha mẹ nữa.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng đưa ra hình phạt trong việc giáo dục con là không sai, nhưng bố mẹ nên chọn những hình thức phù hợp và phải nghiêm túc thực hiện, giám sát, như: không cho xem ti vi, không cho chơi đồ chơi…

4. Chỉ phê bình con mà không khen

Nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của bé mà bỏ qua ưu điểm và những việc tốt bé làm được thì đó hoàn toàn không phải cách giáo dục tốt. Cách tốt nhất là mắng con đúng lúc, khen đúng mực thì hiệu quả trong lời nói của bạn sẽ được bé “hưởng ứng” tốt hơn, biết nghe lời cha mẹ hơn.

Điều cần làm khi phê bình con

Đưa ra lí do và giải thích khi phê bình con

Khi con làm sai, bạn có thể bình tĩnh bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu như “Mẹ biết con không cố ý…”, điều này giúp con hiểu rằng bạn vẫn biết chúng có ý định tốt, bất chấp những sai lầm mà chúng gây ra. Sau đó, bạn có thể thêm vào từ “nhưng” và bắt đầu giải thích những tác động xấu của hành vi con trẻ.

Nên nhớ rằng, bạn cần tập trung vào cách hành động của con tác động tới người khác như thế nào, đồng thời nhắc nhỏ con rằng con không phải người xấu. Điều này khuyến khích con suy nghĩ kĩ hơn về hậu quả hành vi trong tương lai.

Không nhắc lại quá nhiều những sai lầm của con

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 2.

Không có ích lợi gì khi chúng ta nhắc tới quá khứ quá nhiều, bởi rõ ràng là trẻ em không thể thay đổi những gì chúng đã làm. Việc liên tục nhắc lại những sai lầm mà chúng đã gây ra chỉ càng khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân mà thôi. Thay vào đó, bạn có thể giúp con đưa ra kế hoạch, hoặc những lựa chọn để vấn đề trở nên đúng đắn hơn. Bạn có thể hỏi con những câu hỏi như “Con có thể làm gì để … tốt hơn đây?”, điều này giúp con quen với lối suy nghĩ về cách sửa chữa sai lầm của mình.

Đưa cách giải quyết vấn đề

Các bậc phụ huynh có thể kiên nhẫn hướng dẫn trẻ khi nói về các giải pháp cho những vấn đề mà các con gặp phải. Bằng cách đưa ra những hướng giải quyết khác nhau, bạn đang giúp con tự mở rộng tư duy của bản thân. Điều này sẽ vô cùng hữu ích để con có thể đối phó với những tình huống tương tự lặp lại với con trong cuộc sống.

Sau khi vấn đề đã được giải quyết, đừng quên khen ngợi con, để con hiểu rằng con đã thành công trong việc giải quyết một vấn đề nào đó.

Tránh “dán nhãn” cho trẻ

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 3.

Những câu nói như “Con đúng là một đứa trẻ ngỗ nghịch” hoặc “Con là một đứa lười biếng” có thể khiến con thay đổi cách nhìn nhận về bản thân. Điều này khiến những đứa trẻ nghĩ rằng chúng là người xấu, trong khi chúng chỉ đơn giản là có hành vi sai mà thôi. Thay vì “dán nhãn” con như vậy, hãy đảm bảo rằng bạn tách biệt hành vi của con với con người của con. Hãy nhắc nhở con rằng con là một đứa trẻ ngoan nhưng ở đây lại có lựa chọn sai lầm.

Học cách lắng nghe trẻ trước khi phê bình con

Việc dành cho con sự chú ý và thể hiện rằng bạn quan tâm tới con là điều vô cùng quan trọng. Hãy lắng nghe con giải thích về mọi chuyện xảy ra, đừng tự đưa ra nhận định và mắng con ngay lập tức. Đây cũng có thể là một cách tốt để thảo luận về cảm xúc và hành động của con trong nhiều trường hợp.

Dạy bài học thay vì trừng phạt

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 4.

Hãy tập trung vào tính kỉ luật tích cực, tức là đưa cho con bài học thay vì tìm cách trừng phạt con. Hãy để con hiểu hậu quả trong hành động của con, giải thích cho con rằng tại sao lại không nên làm việc đó một lần nữa. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng sẽ cho con cơ hội để cố gắng và làm tốt hơn trong tương lai.

Trong trường hợp băt buộc phải phạt, hãy phạt tất cả những người liên quan, thay vì chỉ phạt một mình con. Việc chỉ phạt mình con sẽ khiến con cảm thấy minh giống như một nạn nhân.

Không dùng những từ ngữ nặng lời

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 5.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc la hét và sử dụng từ ngữ nặng nề để phê bình con trẻ sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi, bất an, dần dần hình thành hành vi hung hăng. Hơn nữa, việc xúc phạm một đứa trẻ còn có thể ảnh hưởng lâu dài, dẫn tới lòng tự trọng thấp, lo lắng. Mặt khác, sự bình tĩnh mang lại cảm giác yên tâm, giúp con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận ngay cả khi chúng cư xử không tốt.

Không kỉ luật nơi công cộng

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 6.

Trong mọi tình huống, hãy cố gắng kiềm chế và kỉ luật con khi ở nhà. Việc đánh mắng con ở nơi công cộng có thể khiến con cảm thấy xấu hổ, dẫn tới sự lúng túng khi giao tiếp xã hội khi chúng lớn lên, nguy hiểm hơn, trẻ còn có thể oán giận bố mẹ vì hành động này.

Ghi nhận sự tiến bộ của trẻ

Những cách "phê bình nhẹ nhàng" để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ - Ảnh 7.

Là một bậc phụ huynh, điều quan trọng là bạn cần cho con trẻ biết rằng chúng có thể làm hài lòng bạn. Bạn nên nhìn nhận những nỗ lực mà con đã bỏ ra cũng như sự tiến bộ của con. Đây là một món quà to lớn để con biết rằng chúng đang phát triển và trở thành người như thế nào.