Tự nhận thức – Tầm quan trọng của nó

Tự nhận thức – “Biết mình” là một từ khóa mà bạn đã nghe đâu đó nhiều lần. Thậm chí bạn đã cho rằng bạn rất hiểu rõ bản thân mình hơn ai hết.

Tuy nhiên trong thực tế, khi bạn tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ ngạc nhiên trước kết quả bạn đã phát hiện ra. Bạn đôi có thể nghĩ rằng, một lúc nào đó người mà bạn đang nhìn thấy trong gương thực sự là chính bạn hay không? Khi bạn hiểu điều này, bạn có thể khen ngợi chính mình được rồi đấy. Điều này có nghĩa là bạn đang bắt đầu biết tự nhận thức.

Tự nhận thức
Tự nhận thức

Một câu hỏi đặt ra, vì sao tự nhận thức lại quan trọng với mỗi chúng ta như vậy? Chúng ta được hưởng lợi những gì từ điều đó? Nó có đủ để giúp ta có giải thích – dù là mơ hồ – rằng chúng ta là ai không? chúng ta muốn gì không? chúng ta cảm nhận được gì không? Và, chúng ta có nguồn gốc từ đâu? Những điều này liệu có là đủ để lý giải không?. Suy xét kỹ đến cùng, cuộc đời chẳng phải là một hành trình dài để khám phá bản thân sao? Vậy nên, liệu chúng ta được phép mơ hồ về bản thân mình chăng?

Vâng, điều đó cũng có thể không sai, nhưng hành trình khám phá cuộc sống đã bắt đầu. Nếu bạn đã đi trên con đường đó, bạn cũng hãy bắt đầu công cuộc khám phá tự nhận thức của chính bản thân bạn.

Vậy nên, bạn đã có câu trả lời cho lý do tại sao tự nhận thức lại quan trọng đến thế.

Tự cải thiện

Tự cải thiện mình được xem như là mục tiêu chính của việc tự xem xét lại nội tâm. Bạn không thể biết rằng bản thân của bạn cần thay đổi gì. Trừ khi chúng ta nhận thức là mình đã làm gì sai hay còn những thiếu sót gì. Có như vậy, bạn mới biết vì sao cần phải tự xem xét bản thân. Khi tự ý thức, bạn nhận thức và hiểu biết được điểm thất bại, những điểm yếu và sai sót của chính bản thân. Một khi bạn đã nắm bắt được những điều đó là gì, bạn mới có thể sửa đổi bản thân để tiến bộ hơn.

Xác lập danh tính và cá tính của bạn

Mục đích sống của bản thân, rất nhiều người sống cả đời nhưng không hoàn toàn chắc chắn đã tìm được nó. Huống chi là những ước muốn hay mục tiêu ngắn hạn. Chính vì thế, họ hay bị mắc kẹt khi cảm thấy do dự. Cuối cùng, kết quả là họ chần chừ và dậm chân tại chỗ. Bản thân họ không biết họ là ai, vậy thì sao họ có thể mong chờ việc đạt được một thành quả nào đó?

Nếu bạn nắm chắc biết mình là ai. Bạn rõ ràng về danh tính của bản thân. Bạn sẽ rất tự tin trong việc đưa ra các lựa chọn/quyết định quan trọng, trong công việc và trong các mối quan hệ xã hội. Bạn sẽ xác định điểm mạnh của bản thân, chính vì thế bạn biết cách nhờ những điều đó mà thúc đẩy bản thân tiến bộ. Bạn biết rõ bạn muốn cải thiện cái gì ở bản thân mình nên bạn sẽ cho phép bản thân thay đổi. Cuối cùng, điều này sẽ tạo sự độc đáo của riêng mình và bạn sẽ được tận hưởng nó.

Thiết lập mục tiêu

Tự nhận thức là bước thứ nhất để bạn làm chủ cuộc sống. Bạn biết bản thân muốn gì nên bạn có thể tạo ra chính xác những gì bạn muốn có. Tự nhận thức sẽ định hướng cho bạn đến cái mà bạn cần và chỉ dẫn cho bạn đi đúng hướng. Do bạn kiểm soát được cảm xúc nên bạn sẽ biết thời điểm cần tập trung suy nghĩ, nỗ lực. Bạn có thể xác lập những mục tiêu và nỗ lực để đạt được từng mục tiêu một.

Mối quan hệ hài hòa: Chúng ta đều biết mọi mối quan hệ đều có rất nhiều vấn đề. Dù đó là mối quan hệ cá nhân hay quan hệ trong công việc. Bạn rất dễ bị rối loạn trong tình cảm và sự biến động. Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn sẽ kiểm soát mối quan hệ của bản thân. Hiểu được các mối quan hệ là đặc điểm của một nhân tố biết tự nhận thức. Điều đó có nghĩa là bạn dễ dàng thích nghi với môi trường nơi bạn phải giao tiếp với nhiều người khác.

Trong lĩnh vực quản lý, các nhà lãnh đạo được cho là người có mức độ tự nhận thức cao. Bởi nếu thiếu sự tự nhận thức, họ không thể lãnh đạo được công việc họ đang làm. Tự nhận thức được coi là mục đích và cái chất của một nhà lãnh đạo. Những điều đó giúp họ cởi mở hơn, sẵn sàng tin tưởng hơn. Bằng cách này, họ sẽ có vị thế tốt nhất để duy trì sự cân bằng trong đơn vị mà họ lãnh đạo.